Bao kiếm Katana

Một lưỡi kiếm dù quý đến đâu nếu không được lắp vào một cán kiếm thích hợp và để trong một bao kiếm đúng cách thì vẫn không thể nào gọi là hoàn hảo. Muốn làm một bao kiếm, người kiếm sư phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của lưỡi kiếm rồi dán lại với nhau. Chất keo dán là một loại hồ nấu bằng gạo rồi nghiền cho nhuyễn bằng đũa tre. Người ta không dùng các loại super-glue vì e ngại sau này phải tách hai thanh gỗ ra trong trường hợp lưỡi kiếm bị sét và chỉ có hồ làm bằng gạo mới khỏi làm hư thanh gỗ. Bí mật của cách làm bao kiếm là sao cho có cảm tưởng là bao và lưỡi khít khao từ đầu đến cuối nhưng thực ra chỉ tiếp xúc với nhau ở gần cán kiếm mà thôi và lưỡi kiếm không nơi nào quá chặt vì nếu không, độ ẩm của gỗ sẽ làm cho kiếm bị rỉ.

Tuy chỉ là một công nghệ giản dị như thế, việc làm bao kiếm đòi hỏi nghệ nhân dùng 15 loại bào khác nhau, to có, nhỏ có mỗi thứ một việc.

Tsuba tsuba là miếng chặn tay cầm, phân cán kiếm và lưỡi kiếm ra làm 2 phần khác nhau, người Trung Hoa gọi là kiếm cách. Tsuba cũng được coi là một nghệ phẩm và hiện nay cũng có nhiều người sưu tầm, nhiều miếng có giá cả rất cao. Tsuba được khoét ở giữa để tra lưỡi kiếm và để chặn cho kiếm của địch khỏi lướt vào tay mình.

Tuy nhiên, người ta cũng trang trí bằng nhiều hình thức khác, cây cỏ, hoa lá, thú vật... có ý nghĩa hay mang một nguyện vọng để được may mắn. Nguyên thuỷ, kiếm cách do thợ rèn kiếm hay thợ làm áo giáp sản xuất nhưng từ thế kỷ 16 trở về sau thì do những nghệ nhân thực hiện như một tác phẩm riêng biệt. Tsuba có thể bằng sắt thuần tuý hay nạm vàng, bạc, đồng... thử kiêm (tameshi-giri) để đối phó với sự sắc bén của thanh kiếm họ chế tạo được, người Nhật cũng đưa vấn đề che chở cho khỏi bị kiếm chém đứt thành một nghệ thuật khác.

Đó là việc chế tạo một bộ áo giáp chắc chắn – bao gồm 12 món khác nhau, mặc vào rất công phu để bảo vệ tính mạng của võ sĩ. Tuy nhiên, đối với một thanh bảo kiếm trong tay một cao thủ về kiếm đạo thì bộ áo giáp kia không đủ hiệu quả. Chỉ một nhát kiếm, cả người lẫn giáp có thể xẻ làm hai. Những thanh bảo kiếm thực sự đều là của gia bảo truyền từ đời nọ sang đời kia, tham dự trong hết trận đánh này đến trận đánh khác. Những thanh kiếm đó đã được thử bằng chính sinh mạng con người.

Tuy nhiên, trước khi được dùng để chiến đấu, kiếm Nhật sau khi hoàn tất phải được thử, thường là với một người bù nhìn làm bằng rơm. Nếu thanh kiếm có thể chặt đứt được một bó rơm, người ta sẽ thử tiếp trên thân người, thường là dùng một xác chết. Xác người được treo lên theo nhiều kiểu khác nhau để thử kiếm theo đủ mọi hướng, đủ mọi kiểu, mọi đòn. Cũng có khi thanh kiếm được thử ngay trên những tử tội. Có 16 chỗ trên thân người dùng để thí nghiệm, khó cắt nhất là chém ngang hông sao cho đứt cả hai xương đùi, dễ nhất là chém đứt cổ tay.

Ngày hôm nay, những võ sư vẫn huấn luyện môn đồ phương pháp dùng kiếm để chặt đứt những bó rơm ướt, lõi bằng cọc tre. Mỗi ngày người võ sĩ phải tập hàng trăm lần cho thật nhuần nhuyễn. Kiếm thử xong sẽ được các chuyên giá đánh giá và xếp hạng.

Kết luận việc rèn một thanh kiếm đã được nâng lên thành một nghi lễ mang tính chất huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy và khi làm việc họ mặt một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Nhưng từ thế kỷ 13, kiếm Nhật đã thể hiện rất kém khi đối đầu với một số ít quân Mông Cổ đổ bộ lên nước này. Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 15, khi người Âu châu sang Nhật Bản, mang đến công nghệ luyện thép và đúc súng, chất lượng thanh kiếm của Nhật sau đó mới trở nên chất lượng hơn nhưng cũng chỉ được trang bị cho các kiếm sỹ Samurai dùng để mổ bụng tự sát. Kiếm Nhật hầu hết chỉ mang biểu tượng tinh thần võ sĩ đạo.